Hàn Tig là quá trình sử dụng nguồn nhiệt hồ quang được tạo ra giữa điện cực không tiêu hủy với chi tiết được hàn. Giữa hồ quang và kim loại sẽ được bảo vệ bằng lớp khí trơ và khí này có thể là khí Argon, Heli hoặc hỗn hợp khí Argon với Heli. Kỹ thuật hàn Tig được ứng dụng chủ yếu để hàn các kim loại như nhôm, hợp kim nhôm, magiê, thép không gỉ,…
Một số lưu ý khi sử dụng máy hàn Tig
Điều chỉnh máy hàn
Các thao tác điều chỉnh máy hàn sẽ tùy thuộc vào model máy. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại máy hàn nào, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và thông số kỹ thuật của máy. Thông thường có 3 thông số quan trọng cần điều chỉnh chính là dòng điện hồ quang, lưu lượng khí bảo vệ và lưu lượng khí làm mát.
Lưu ý khi nối thiết bị hàn Tig
Khi hàn Tig, thợ hàn phải điều chỉnh mối nối giữa thiết bị cung cấp, mỏ hàn và máy hàn. Một số qui tắc chung khi nối các thiết bị hàn Tig:
– Tất cả các thiết bị được nối đều phải được làm sạch và kín
– Cáp dẫn phải được bố trí ở vị trí an toàn nhằm tránh tia lửa hồ quang
– Kiểm tra tính dẫn điện của tất cả các thiết bị trước khi tiến hành hàn
Lưu ý về các thao tác khi hàn
– Lưu ý quan trọng đầu tiên khi sử dụng máy hàn Tig chính là đặt mỏ hàn cách xa vật hàn để chúng không gây ra hồ quang khi bật máy.
– Khi mở van khí, không nên mở quá nhanh mà phải mở từ từ để không làm hỏng van giảm áp
– Trước khi bật máy phải chắc chắn rằng mình đã cầm mỏ hàn trong tay
– Sau khi bật máy, điều đầu tiên bạn cần kiểm tra chính là nước làm mát và luồng khí Argon đã hoạt động hay chưa
Lưu ý khi tắt các thiết bị sau khi hàn
Sau khi hàn xong, thợ hàn tiến hành tắt các thiết bị và đương nhiên là họ phải nắm rõ quy trình tắt với các bước sau:
– Trước hết,thợ hàn phải đặt mỏ hàn vào vị trí không thể gây hồ quang
– Dùng tay đóng chặt van bảo vệ trên chai khí
– Mở van khí trên máy hàn hoặc trên bộ điều khiển từ xa nhằm đẩy lượng khí từ trong uống dẫn ra hết bên ngoài.
– Tắt nguồn nước làm mát
– Tắt máy bằng cách tắt nguồn hoặc tắt van nước trên máy