Trong quá trình hàn cắt, chắc hẳn những người thợ không ít lần phải đau đầu khi gặp phải tình trạng nứt mối hàn. Khi nứt mối hàn, người thợ bắt buộc phải hàn lại và đương nhiên mối hàn lần 2 sẽ không được bền đẹp như mối hàn lần đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt mối hàn nhưng nguyên nhân chính thường bắt nguồn từ việc thợ hàn chưa nắm rõ kỹ thuật.
Trong bài viết này, Hồ Gia Phát sẽ đưa ra một số trường hợp nứt mối hàn tiêu biểu, nguyên nhân và cách khắc phục.
1. Nứt dọc mối hàn
Nguyên nhân: do tạp chất
Khi các tạp chất tích tụ nhiều trong thép hàn và những tạp chất này có nhiệt độ nóng chảy thấp thì hiện tượng nứt dọc mối hàn hoàn toàn có thể xảy ra. Các tạp chất thông dụng có thể kể đến như Kẽm, Lưu huỳnh, Đồng, Phophorous,…
Cách khắc phục:
Trong quá trình hàn, bạn nên sử dụng các loại thép hàn có chứa ít tạp chất để hệ số UCS (hệ số nứt mối hàn) được đẩy xuống mức thấp nhất. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng thép có khả năng tự đông để hàn vì rất khó để kiểm soát nhiệt độ nóng chảy của thép tự đông. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng que hàn có hàm lượng Mn khi hàn kim loại có thành phần S cao.
Nguyên nhân: sai lệch trong tương quan giữa chiều cao và chiều rộng
Nếu người thợ hàn không có đủ kinh nghiệm thì dễ dàng dẫn đến việc tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của mối hàn không hợp lý.Trong quá trình đông đặc kim loại, mối hàn có thể bị nứt hoặc biến dạng không đúng với yêu cầu ban đầu.
Cách khắc phục
Đối với trường hợp này, người thợ hàn phải nắm được mức độ đông đặc của kim loại để thiết kế mối hàn có chiều cao và chiều rộng hợp lý. Lưu ý là các tạp chất cũng có thể dẫn đến những sai lệch của mối hàn trong suốt quá trình đông đặc.
2. Nứt ngang
Nứt ngang thường xảy ra khi thợ hàn lựa chọn vật liệu hàn không phù hợp hoặc làm nguội quá nhanh. Cũng có thể xuất phát từ việc mối hàn có kích thước quá nhỏ so với liên kết hàn.
Cách khắc phục
Trước hết, đối với hiện tượng nứt mối hàn ngang, người thợ hàn cần xác định vật liệu hàn sao cho phù hợp với từng loại mối hàn. Nếu tốc độ nguội của vật liệu hàn quá nhanh, bạn có thể thực hiện tăng dòng điện và tăng kích thước điện cực khi hàn. Nếu mối hàn nhỏ, bạn nên tiến hành gia nhiệt trước khi hàn.
3. Nứt ở khu vực kết thúc hồ quang
Khi kết thúc hồ quang, khu vực được hàn có thể bị lõm và tồn tại nhiều tạp chất. Đó chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng đứt mối hàn ở vị trí kết thúc hồ quang. Do đó, bạn cần lựa chọn thiết bị hàn sao cho phù hợp, lúc gá và kết thúc hồ quang cần có chế độ hàn riêng.
Tại Hồ Gia Phát, với đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu kỹ thuật và hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường máy móc ngành cơ khí, chúng tôi luôn làm việc với phương châm “Đồng hành cùng thành công của bạn”. Mọi băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp bởi nhân viên kỹ thuật của chúng tôi, giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm tối ưu cho nhu cầu của mình.