Vấn đề gia công cắt phôi thô ban đầu không còn phải lo lắng việc gia công lại bề mặt cắt tốn kém chi phí. Vì máy cưa vòng đã giải quyết được các vấn đề cắt với tư thế cắt khác nhau, bề mặt cắt đẹp, công suất vận hành cao, tiếp kiệm được nhiều chi phí phát sinh, tăng năng suất.
Trong bài viết này, Hồ Gia Phát sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản về máy cưa đứng và máy cưa ngang.
Máy cưa đứng
Máy cưa đứng là loại máy cưa có thân cưa đứng yên, phôi cắt được di chuyển đẩy vào lưỡi cưa trong quá trình cắt, nên nó chỉ được ứng dụng cắt các loại vật liệu nhẹ và đặc biệt có thể dùng để lọng những chi tiết khá mỏng trên bề mặt gỗ hoặc kim loại.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng máy cưa vòng đứng, do dùng tay đẩy chi tiết vào lưỡi cưa nên tốc độ ăn phôi có thể không đều, thường là xảy ra xốc và đứt gãy lưỡi cưa.
Để khắc phục điều này, máy cưa vòng đứng thường được tích hợp hẳn một bộ phận hàn lưỡi bên trong máy. Nên hiện tượng đứt gãy lưỡi cưa không còn là vấn đề đối với máy cưa vòng đứng. Ngoài ra, thị trường hiện nay còn có một số loại máy cưa đứng có bàn kẹp phôi có thể di chuyển tự động, nhưng thời gian vận hành không lâu và giá thành cao.
Máy cưa ngang
Bên cạnh đó, máy cưa vòng ngang được ứng dụng nhiều trong các ngành gia công kim loại. Máy cưa vòng ngang này có thân cưa di chuyển từ trên xuống nhờ trọng lực thân cưa và phôi cắt được cố định trong E-Tô, vì vậy mà nó có thể cắt được nhiều loại vật liệu nặng và độ dày lớn. Ngoài ra không tốn thời gian gia công lại bề mặt, vì khi sử dụng loại máy cưa này cộng với lưỡi cưa phù hợp tạo nên bề mặt có độ thẩm mỹ cao, đạt chất lượng yêu cầu.
Loại cưa này rất thông dụng trong việc gia công kim loại, đặc biệt có rất nhiều kiểu dáng tùy theo nhu cầu và ứng dụng của mỗi cơ sở doanh nghiệp. Thân cưa có thể nằm nghiêng dựa trên một bệ đỡ hoặc có thể nằm ngang thẳng đứng tựa trên 2 trụ ben thủy lực….
Tuy giá thành ban đầu bỏ ra nhiều, nhưng về sau chi phí sửa chữa ít tốn kém, công suất làm việc cao, đem lại nhiều lợi nhuận ngoài dự toán.